Sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment là gì?

Xem nhanh

Trong quá trình duy trì chứng chỉ CMMI, các tổ chức thường băn khoăn về sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment. Bài viết này Sakrad sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment, các điều kiện để thực hiện hai loại đánh giá này.

Định nghĩa về giá Benchmark và đánh giá Sustainment

Hiểu rõ định nghĩa của hai phương thức đánh giá để biệt được sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment
Hiểu rõ định nghĩa của hai phương thức đánh giá để biệt được sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment

Đánh giá Benchmark (Benchmark Appraisal), còn được gọi là đánh giá chính thức, là quá trình kiểm tra toàn diện và chi tiết các quy trình của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn của CMMI. Mục tiêu của đánh giá này là xác định mức độ trưởng thành của quy trình và cấp chứng chỉ CMMI cho doanh nghiệp nếu đạt yêu cầu.

Đánh giá Sustainment (Sustainment Appraisal), hay đánh giá duy trì, là quá trình kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo rằng các quy trình của doanh nghiệp vẫn duy trì các tiêu chuẩn đã đạt được trong đánh giá Benchmark trước đó. Đánh giá này giúp doanh nghiệp giữ vững chứng chỉ CMMI và tiếp tục cải thiện quy trình theo các tiêu chuẩn đã đặt ra.

Khác biệt giữa đánh giá Benchmark và Sustainment nằm ở mục tiêu và tần suất thực hiện. Đánh giá Benchmark tập trung vào việc xác định và công nhận mức độ trưởng thành của quy trình doanh nghiệp qua một cuộc kiểm tra toàn diện. Trong khi đó, đánh giá Sustainment nhằm duy trì và cải thiện liên tục các tiêu chuẩn đã đạt được thông qua kiểm tra định kỳ.

Sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment

Lập bảng so sánh để biết được sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment
Lập bảng so sánh để biết được sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment

Để biết được sự khác nhau giữa đánh giá Benchmark và Sustainment cần tiến hành so sánh giữa các hạng mục quan trọng bao gồm: Hiệu lực chứng chỉ, thời gian, chi phí, điều kiện,… cụ thể:

Hạng mục so sánh Benchmark (Đánh giá chính thức) Sustainment  (Đánh giá duy trì)
Hiệu lực chứng chỉ 3 năm kể từ ngày đánh giá thành công 2 năm kể từ ngày đánh giá thành công
Thời gian Thông thường từ 5-10 ngày, tùy vào cấp độ (cấp độ 3 hay cấp độ 5), quy mô công ty 1/2 thời gian so với đánh giá Benchmark
Chi phí 100% chi phí Từ 50 – 70% chi phí so với đánh giá Benchmark
Điều kiện ràng buộc Không có 1. Bộ quy trình so với lần đánh giá trước đó không có sự thay đổi lớn

2. Loại hình công việc của công ty không có sự thay đổi

3. Đánh giá trưởng đồng ý với việc tổ chức đánh giá Sustainment

4. Viện CMMI đồng ý với việc tổ chức đánh giá Sustainment

Số lượng thành viên đoàn đánh giá Từ 5-8 thành viên 1/2 số lượng thành viên so với đánh giá Benchmark

Hiệu lực của chứng chỉ CMMI là bao lâu?

Sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment ảnh hưởng bởi hiệu lực của chứng chỉ CMMI
Sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment ảnh hưởng bởi hiệu lực của chứng chỉ CMMI

Hiệu lực của chứng chỉ CMMI (Capability Maturity Model Integration) là một yếu tố quan trọng để xác định thời gian mà một tổ chức được công nhận đạt được cấp độ CMMI tương ứng. Hiệu lực của chứng chỉ CMMI khác nhau tùy thuộc vào loại hình đánh giá, cụ thể như sau:

  • Đánh giá Benchmark (Đánh giá chính thức): Đây là một quá trình đánh giá toàn diện và đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn. Chứng chỉ sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm.
  • Đánh giá Sustainment (Đánh giá duy trì): Đánh giá này tập trung vào việc duy trì mức độ trưởng thành hiện tại của tổ chức. Chứng chỉ sẽ có hiệu lực trong vòng 2 năm.

Tùy thuộc vào loại hình đánh giá mà tổ chức thực hiện, chứng chỉ CMMI sẽ có hiệu lực tương ứng, đảm bảo rằng tổ chức duy trì và cải thiện các quy trình và thực hành theo tiêu chuẩn CMMI.

Đối với các công ty đánh giá CMMI lần đầu tiên, công ty cần lựa chọn hình thức đánh giá chính thức (Benchmark Appraisal). Sau khi có chứng chỉ CMMI, công ty có thể lựa chọn đánh giá duy trì (Sustainment) hoặc đánh giá chính thức (Benchmark). Việc thực hiện đánh giá duy trì không được vượt quá 3 lần liên tiếp, kể từ khi đánh giá Benchmark chính thức thành công.

Như vậy, sự khác nhau giữa đánh giá Benchmark và Sustainment không chỉ ở phạm vi và mức độ nỗ lực yêu cầu, mà còn ở thời gian hiệu lực của chứng chỉ được cấp.

Điều kiện để đăng ký đánh giá Sustainment (Đánh giá duy trì) là gì?

Đánh giá Sustainment yêu cầu công ty phải duy trì các quy trình và lĩnh vực hoạt động
Đánh giá Sustainment yêu cầu công ty phải duy trì các quy trình và lĩnh vực hoạt động

Để đăng ký đánh giá Sustainment, công ty cần thỏa mãn các tiêu chí sau:

  • Không có sự thay đổi lớn về bộ quy trình áp dụng: Công ty phải duy trì các quy trình đã được áp dụng trước đó mà không có sự thay đổi đáng kể.
  • Không có sự thay đổi về lĩnh vực hoạt động: Công ty phải hoạt động trong cùng một lĩnh vực đã được đánh giá trước đó. Ví dụ, việc chuyển từ lĩnh vực phát triển phần mềm (Software Development) sang dịch vụ phần mềm (Software Services) được tính là có sự thay đổi về lĩnh vực hoạt động và sẽ không đủ điều kiện.
  • Thông báo tới viện CMMI về kế hoạch đánh giá Sustainment: Công ty phải thông báo cho viện CMMI về kế hoạch đánh giá Sustainment ít nhất 12 tháng trước khi thực hiện đánh giá.

Có thể thấy, đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment là hai hình thức đánh giá khác nhau với những mục tiêu và yêu cầu khác nhau. Việc lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi tổ chức. Tuy nhiên, cả hai hình thức đánh giá đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng phần mềm và nâng cao sự cạnh tranh của tổ chức trên thị trường.

Với những gợi ý trên của Sakrad, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan về sự khác biệt giữa đánh giá Benchmark và đánh giá Sustainment trong quá trình chứng nhận CMMI. Từ đó, giúp cho công ty có cái nhìn rõ ràng và lựa chọn phương thức đánh giá phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Xem nhanh

Bài viết cùng chủ đề
phone-icon
zalo-icon