Chuẩn CMMI là gì? Lợi ích của việc áp dụng chuẩn CMMI

Xem nhanh

Chuẩn CMMI là một tiêu chuẩn quan trọng về cải tiến quy trình, giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả. Xem ngay các cấp độ và lợi ích thiết thực của CMMI.

Khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một doanh nghiệp, tổ chức đạt chuẩn CMMI sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn, có chất lượng và độ uy tín cao hơn. Vậy CMMI là gì, mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp, mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Áp dụng CMMI yêu cầu tổ chức phải cam kết cải tiến liên tục và sẵn sàng thay đổi các quy trình hiện tại để phù hợp với các thực hành tốt nhất được khuyến nghị bởi mô hình này.

Chuẩn CMMI là gì?

Chuẩn CMMI (Tiếng Anh là Capability Maturity Model Integration) là một chuẩn quốc tế dùng để đánh giá, giúp các tổ chức quản lý chất lượng. Các tổ chức thẩm tra sẽ đánh giá doanh nghiệp theo các cấp độ từ 1 – 5. Chuẩn CMMI sẽ đánh giá được mức độ thuần thục, chuyên nghiệp trong quy trình vận hành và phát triển quy trình.

CMMI giúp các tổ chức cải thiện hiệu suất thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn trong quản lý quy trình. Chuẩn CMMI giúp doanh nghiệp tạo ra được nhiều sản phẩm tốt hơn, nâng cao độ tin cậy đối với khách hàng.

Chuẩn CMMI (Tiếng Anh là Capability Maturity Model Integration)
Chuẩn CMMI (Tiếng Anh là Capability Maturity Model Integration)

Các cấp độ của CMMI

Mức độ trưởng thành 1 – Initial

Đây là mức độ khởi đầu của CMMI, hầu hết các doanh nghiệp, công ty, tổ chức đều có thể đạt được cấp độ này. Ở mức độ 1, doanh nghiệp chưa thể hoạt động ổn định, các quy trình làm việc vẫn được triển khai khá lộn xộn. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào khả năng dẫn dắt của lãnh đạo, nhân viên mà chưa dựa vào quy trình.

Mức độ trưởng thành 1 – Initial
Mức độ trưởng thành 1 – Initial, các quy trình làm việc vẫn chưa được triển khai ổn định

Mức độ trưởng thành 2 – Managed

Với mức độ 2, doanh nghiệp đã có thể triển khai dự án theo các kế hoạch từ trước, quy trình vận hành, thực hiện, đo lường được kiểm soát một cách chặt chẽ. Doanh nghiệp phải đạt được các mục tiêu chung của các vùng quy trình được yêu cầu ở mức độ này. Ở mức độ này, chất lượng sản phẩm được cải thiện và giảm thiểu được nhiều rủi ro.

Mức độ trưởng thành 2 – Managed
Mức độ trưởng thành 2 – Managed, quy trình vận hành, thực hiện, đo lường được kiểm soát một cách chặt chẽ

Mức độ trưởng thành 3 – Defined

Ở level 3 trong chuẩn CMMI, các tổ chức đã xác định được rõ ràng quy trình và thiết lập được tiêu chuẩn cho mọi hoạt động, luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và phân tích rủi ro một cách cẩn thận trước khi tiến hành triển khai.
Để đạt được mức độ trưởng thành 3, các doanh nghiệp, tổ chức cần có sự cam kết và đầu tư hơn vào quy trình. Ở mức độ được xác định này, tổ chức đã đạt được cấp độ kiểm soát và dự đoán rủi ro cao hơn.

Mức độ trưởng thành 3 – Defined
Mức độ trưởng thành 3 – Defined

Mức độ trưởng thành 4 – Quantitatively Managed

Quantitatively Managed là quy trình được quản lý định lượng. Ở mức độ này, tổ chức có thể đo lường và dự đoán hiệu suất thông qua dữ liệu và số liệu. Dữ liệu từ các phép đo được thu thập và phân tích để hiểu rõ hơn về hiệu suất và sự biến động của quy trình. Mức độ trưởng thành 4 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc quản lý và cải tiến quy trình.

Mức độ trưởng thành 4 – Quantitatively Managed
Mức độ trưởng thành 4 – Quantitatively Managed

Mức độ trưởng thành 5 – Optimizing

Mức độ trưởng thành 5 – Optimizing là quy trình tối ưu hóa liên tục, là cấp độ ca nhất trong 5 mức độ CMMI. Ở mức độ này, các tổ chức tập trung vào việc cải tiến quy trình liên tục, tìm kiếm thêm các cơ hội để cải tiến và tối ưu hóa quy trình làm việc. Nhờ vào sự cải tiến này, doanh nghiệp có thể giữ vững vị trí cạnh tranh, đáp ứng sự phát triển của thị trường.

Mức độ trưởng thành 5 – Optimizing
Mức độ trưởng thành 5 – Optimizing

Lợi ích của việc áp dụng chuẩn CMMI

Khi áp dụng chuẩn CMMI, doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích thiết thực:

  • Nâng cao hiệu quả và năng suất: CMMI giúp thúc đẩy tiêu chuẩn và giúp tối ưu hóa quy trình, từ đó có thể tăng được hiệu quả và năng suất. CMMI giúp tổ chức phân bổ lại nguồn lực, năng suất tăng cao, giảm chi phí hiệu quả
  • Đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng cao, xây dựng được lòng tin với khách hàng
  • Giảm thiểu rủi ro: CMMI mang đến các phương pháp, quy trình để phân tích và quản lý rủi ro. Có thể giải quyết được các rủi ro tiềm ẩn, hạn chế khả năng thất bại.
  • Thúc đẩy văn hóa học tập và cải tiến liên tục: Khuyến khích đội ngũ nhân viên liên tục sáng tạo, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong tổ chức.
Lợi ích của việc áp dụng chuẩn CMMI
Lợi ích của việc áp dụng chuẩn CMMI

Chuẩn CMMI là tiêu chuẩn quan trọng, cần thiết cho các doanh nghiệp, tổ chức để quản lý, cải thiện quy trình. Từ đó, doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả, năng suất cao hơn, tạo được lòng tin, uy tín với khách hàng. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Xem nhanh

Bài viết cùng chủ đề
phone-icon
zalo-icon